Nếu bạn mua nhà lần đầu, sẽ là rất bỡ ngỡ khi muốn biết mình cần kiểm tra những gì để không bị mua hớ, mất tiền, bị lừa, hay bị mua phải sản phẩm không đúng giá.
Mục lục
Kiểm tra pháp lý nhà đất
Để kiểm tra tính pháp lý thì chỉ có “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản trên đất” mới chứng minh được. Trên giấy này phải thể hiện được thông tin về chủ sở hữu, thông tin về mảnh đất, ngôi nhà, ranh giới vị trí.
Để rõ hơn thông tin về mảnh đất, ngôi nhà thì mình có một bài viết hướng dẫn bạn cách xem “Giấy chứng nhận” ở đây.
Khi đến xem ngôi nhà, và bạn muốn mua, bạn nên mượn chủ nhà một bản photocopy nội dung giấy chứng nhận, để ra nhờ văn phòng địa chính kiểm tra xem. Trường hợp nếu đất, nhà đã có địa chỉ rõ ràng thì chỉ cần mang bản photocopy ra nhờ họ kiểm tra trích lục xem chính xác thông tin không.
Trường hợp nếu nhà đất, không có tên đường số nhà, mảnh đất ngoài đồng thì bạn cần nhờ chủ nhà xin cho bạn một giờ giấy “Xác nhận vị trí” hoặc nếu cần nhanh chóng thì nhờ một nhân viên phòng địa chính đi xem và xác nhận giúp vị trí có đúng không, và mục đích sử dụng đất có đúng.
Nhà chính chủ
Nhà đồng sở hữu
Nhà có tranh chấp
Kiểm tra giá trị nhà và đất
Thông thường thì giá cả nhà đất tại một khu vực nào đó sẽ nằm ở những khoảng, tùy theo vị trí, đường đi, lộ giới, con đường đi qua mà giá khác nhau. Để kiểm tra xem giá trị khu đất bạn nên thông báo cho một hay nhiều cò cùng khu vực, cho những sản phẩm trong khoảng giá, ở cùng khu vực. Từ đó mà bạn có thể thể cân đo đong đếm, nếu như bạn tin tưởng vào cò thì nhờ họ.
Mình thường tham khảo giá trên chotot tại khu vực đó và các cò, các bạn đăng lên các hội nhóm trên facebook. Và bạn cũng nên hỏi thăm vài người trong khu vực, các quán tạp hóa, các địa điểm tập trung đông người. Thường thì họ sẽ kiêm thêm việc giới thiệu nhà cửa, bán nhà luôn, để biết giá trị khu vực ra sao.
Thường thì giá trị ngôi nhà sẽ theo:
Mặt tiền, hay hẻm
Diện tích đất, diện tích nhà (DTSD)
Số tầng (Hình thức xây dựng các tầng này, có đóng cọc hay không)
Lộ giới (chiêm mất bao nhiêu diện tích nhà, ăn vào sâu không)
Hướng nhà
Khu vực có nằm trong qui hoạch (Qui hoạch được công nhận / không công nhận)
Khu vực dân cư
Kiểm tra hiện trạng ngôi nhà
Hiện tại thì bạn nên kiểm tra hiện trạng ngôi nhà, mới xây hay đã xây lâu năm. Trên sổ hồng sẽ thể hiện số năm xây dựng, thường thì vòng đời một ngôi nhà cấp 3 sẽ khoảng 30 năm đổ lên. Nhà cấp 4 sẽ có thời gian sử dụng thấp hơn.
Bạn nên kiểm tra xem nhà có hư hỏng, cần sửa chữa thay mới về điện nước, khắc phục các lỗi về mái, tương hay không. Cái này sẽ tốn thêm chi phí phát sinh, bạn nên cân nhắc tính toán trước khi mua để có thể ở được.
Nếu bạn mua nhà nát thì bạn nên tính toánh chi phí để có thể đập phá, vận chuyển, vệ sinh những gì có thể xảy ra. Và bạn cần chắc chắn hàng xóm của bạn dễ mến để việc phá dỡ không bị hàng xóm claim.
Thường thì nên ưu tiên mua đất sạch hơn là mua nhà nát. Trường hợp một số nhà nát cũ có thể sửa chữa, bạn không muốn xây mới, thì có thể mua rồi xin phép sửa chữa.
Kiểm tra ngập nước, đường đi
Đây là một trong những check list bạn cần kiểm tra. Về giá trị khi một khu vực hay bị ngập nước, hay đường xá chưa được đầu tư sẽ rẻ hơn rất nhiều so với các khu vực khác. Nếu như bạn xem có thể không mua hay ép giá, chấp nhận mua nếu như trong tương lai gần dự kiến sẽ có nâng cấp. Giá trị của khu vực sẽ tăng lên rất nhiều lần.
Kiểm tra bằng cách đến xem vào những ngày mưa lớn, triều cường. Xem các nhà ven đường có nâng nền, đổ bậc lên nhà cao hay không, xem các vết nước còn sót lại trên tường. Hỏi hàng xóm người bán nhà để biết thông tin.
Kiểm tra qui hoạch
Thường thì nếu đất nằm trong qui hoạch khi mua sẽ khó bán lại vì tâm lý ngại khi mua, giá trị đền bù sau qui hoạch cũng không bằng tiền mua đất. Và nếu như đất nằm trong qui hoạch bạn sẽ mất một phần diện tích đất, bạn cũng nên check kĩ diện tích đất đó.
Kiểm tra bằng bản đồ qui hoạch
Check qui hoạch bằng cách vào website bản đồ qui hoạch tương ứng với khu vực bạn muốn mua, tiến hành nhập mã số thửa đất, số tờ để xem. Trường hợp các sổ quá mới hay chưa được cập nhật, bạn có thể check bằng cách nhập tọa độ các góc. Trường hợp vẫn tìm không ra, bạn có thể tìm số thửa đất, số tờ của giấy chứng nhận cũ, hay trước khi tách thửa để xem.
Còn không bạn có thể xem địa chỉ mảnh đất trên google map và lên trang qui hoạch xem vị trí tương ứng.
Qua bản đồ qui hoạch bạn sẽ biết được về mục đích sử dụng đất của khu vực đó, có những con đường nào sẽ mở, khu vực nào sẽ nằm trên qui hoạch. Nếu như nhà bạn bị đường đi ngang qua, diện tích nhà bị mất có đủ để sử dụng không, giá trị tăng lên có đáng để mua không.
Kiểm tra bằng cách hỏi hàng xóm, khu vực mua nhà
Đây là cách nhanh nhất, thường thì không ai hiểu rõ khu vực của mình bằng những người sống tại khu vực đó. Vì vậy nên hỏi những người sống ở đây là cách nhanh nhất.
Kiểm tra bằng cách hỏi bên địa chính
Đây cũng là cách mình nghĩ sẽ tiện nhất, vì cần check pháp lý ngôi nhà, tranh chấp, qui hoạch dễ nhất.
Kiểm tra nhà xây dựng
Để kiểm tra kết cấu ngôi nhà, bạn nên dẫn một người bạn làm bên xây dựng để có thể giúp bạn kiểm tra xem. Có một số thông tin bạn cần nên kiểm tra như sau:
Nhà cấp 4 (có gác hay không có gác)
Nhà có tầng
Bạn nên kiểm tra xe nhà có lầu thử có đóng cọc hay không, tùy theo loại cọc độ dài thì có thể đoán được số tầng công trình được xây dựng tối đa. Đối với cừ tràm nhà chỉ xây được một lầu, nếu đổ cọc BTCT thì bạn có thể xây 2 tầng trở lên.
Ưu tiên những nhà có giấy phép xây dựng số tầng thấp hơn giấy phép vì sau này có thể mở rộng thêm, không cần xin lại GPXD.
Thường thì có 2 loại đổ tầng lên là BTCT hoặc đổ giả, đổ giả thì nhẹ hơn nhanh chóng, nhưng độ bền không bằng. Về giá trị ngôi nhà có thể tăng giảm theo loại tầng này.
Lưu ý thêm
Một số nhà bán ghi là bao giấy phép xây dựng của chủ cũ, nhưng bạn nên lưu ý. GPXD chỉ có giá trị ứng với trên giấy chủ quyền, khi cập nhật giấy chủ quyền, đổi giấy thì giá trị giấy phép xây dựng xem như mất. Bạn phải tiến hành xin lại giấy phép xây dựng.
Một số nhà xây dựng sai phép, hoặc đã xây dựng chưa hoàn công thì khi đổi sổ chỉ thay đổi theo thông tin giấy cũ. Chủ nhà cũ phải hoàn công để được cập nhật trên giấy tờ, nếu không khi mua về tự hoàn công sẽ rất tốn thời gian công sức, rủi ro về thủ tục.
Kiểm tra về khu dân cư
Trước khi mua nhà bạn nên dành thời gian buổi chiều tầm 6-7 giờ để xem thử ngôi nhà bạn mua, hàng xóm có tập trung đông, có ồn ào hay không. Đối tượng hàng xóm nhà muốn bán là người thế nào, trí thức, làm công hay khu lao động.
Hạn chế mua nhà ở các khu vực tập trung đông phòng trọ, người lao động, người đi làm, công nhân viên thuê trọ. Vì nơi đây thường tập trung đông người, tình hình an ninh phức tạp, ồn ào, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.